Cán bộ, công chức, viên chức là những người làm việc cho cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập và chịu sự quản lý của pháp luật. Do đặc thù công việc nên pháp luật quy định một số việc mà các đối tượng này không được phép là do có thể ảnh hưởng tới nhà nước. Vậy với viên chức thì họ có thể thành lập hộ kinh doanh không? Điều kiện thành lập hộ kinh doanh là gì? Những việc nào mà viên chức không được làm theo quy định của luật? Và để giải đáp vấn đề này, Luật sư Huế xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Viên chức có được thành lập hộ kinh doanh không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Viên chức là ai?
Viên chức là một lực lượng người lao động nhà nước tương đối lớn bên cạnh các cán bộ, công chức. Khi nhắc tới viên chức chúng ta thường nghĩ tới các giáo viên, bác sĩ. Tuy nhiên đối tượng viên chức tương đối rộng và đã được quy định theo quy định pháp luật về viên chức.
Theo Điều 2, khoản 5 Điều 3, Điều 9 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức như sau:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Trong đó:
- Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).
- Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Hộ kinh doanh là gì?
Hộ kinh doanh cùng với các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh với mục đích kiếm lời. Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể như thế nào là hộ kinh doanh tuy nhiên ta có thể hiểu về khái niệm này thông qua các đặc điểm của hộ kinh doanh.
Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”.
Do đó hộ kinh doanh có những đặc điểm như sau:
– Do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập
-Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh: trách nhiệm vô hạn
-Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân: do tài sản của hộ kinh doanh không độc lập với các thành viên thành lập hộ kinh doanh
Viên chức có được thành lập hộ kinh doanh không?
Chủ thể thành lập hộ kinh doanh
Để biết rằng viên chức có được thành lập hộ kinh doanh không thì ta cần xem xét về chủ hộ kinh doanh và các thành viên của hộ kinh doanh.
Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì chủ hộ kinh doanh là một trong các đối tượng sau:
- Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;
- Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Theo Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy đinh như sau:
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trong đó:
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Viên chức có được thành lập hộ kinh doanh không?
Sau khi đã xác định chủ thể thành lập hộ kinh doanh, ta cần xem xét xem những việc mà viên chức không được phép làm theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức năm 2010 quy định về quyền của viên chức trong hoạt động kinh doanh như sau:
– Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định về những việc mà cán bộ công chức và viên chức không được làm, cụ thể như sau:
- Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
- Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
- Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định tại Luật viên chức và Luật Phòng chống tham nhũng thì hiện nay pháp luật không cấm viên chức thành lập hộ kinh doanh trừ trường hợp việc thành lập này gây ảnh hưởng đến uy tín hay bí mật của nhà nước.
Do đó viên chức có thể thành lập hộ kinh doanh nếu đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
Muốn thành lập hộ kinh doanh cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Để có thể thành lập hộ kinh doanh thì cần trải qua thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Theo đó người đăng ký cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện thành lập hộ kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cụ thể như sau:
- Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
- Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Như vậy hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cần bao gồm các giấy tờ được quy định như trên.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư Huế sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Viên chức có được thành lập hộ kinh doanh không?” của Luật Sư Huế. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như dịch vụ thời hạn bắt bị can để tạm giam cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ tư vấn, soạn thảo Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất tại Huế
- Dịch vụ nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài tại Huế trọn gói năm 2023
- Dịch vụ ly hôn khi vợ ở nước ngoài của Luật sư Huế
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
c) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Theo đó, khi muốn thành lập hộ kinh doanh cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
+Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
+Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
+Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
+Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cụ thể như sau:
“Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.”
Như vậy để thành lập hộ kinh doanh, chủ hộ cần làm hồ sơ theo quy định và nộp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Bên cạnh đó, chủ hộ kinh doanh hoàn toàn có thể nộp hồ sơ thông qua chuyển phát bưu điện hoặc thực hiện đăng ký online trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh thuộc Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.