Luật Sư Thừa Thiên Huế
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Thừa Thiên Huế
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Thừa Thiên Huế
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Quy định về tháo dỡ công trình xây dựng trái phép

Quách Ánh by Quách Ánh
26/01/2023
in Tư vấn
0
Quy định về tháo dỡ công trình xây dựng trái phép

Quy định về tháo dỡ công trình xây dựng trái phép

75
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Mẫu giấy xác nhận công tác tại cơ quan nhà nước

Mẫu đơn xin trợ cấp khó khăn cho học sinh

Mẫu hợp đồng thuê xe có tài xế

Sơ đồ bài viết

  1. Tháo dỡ công trình xây dựng trái phép là gì?
  2. Trường hợp bị buộc tháo dỡ công trình xây dựng
  3. Thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
  4. Quy trình buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
  5. Nhà xây dựng trái phép không bị tháo dỡ nếu đáp ứng điều kiện gì?
  6. Câu hỏi thường gặp

Tình trạng xây dựng công trình trái phép hiện nay tương dối phổ biến. Có thể rất dễ bắt gặp những ngôi nhà cao tầng xâu dựng phần mái vượt ra ngoài đường hoặc qua phần diện tích đất của người sử dụng đất bên cạnh. Việc này làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người sử dụng đất bị vi phạm. Theo đó với phần công trình xây dựng trái phép vi phạm sẽ có thể bị buộc tháo dỡ. Đây là một trong các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng với công trình vi phạm về xây dựng. Vậy việc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép được quy định như thế nào? Trường hợp nào người vi phạm bị buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép? Quy trình tháo dỡ diễn ra thế nào? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư Huế xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Quy định về tháo dỡ công trình xây dựng trái phép“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Luật xây dựng năm 2014 sửa đổi 2020
  • Nghị định số 16/2022/NĐ-CP

Tháo dỡ công trình xây dựng trái phép là gì?

Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép là biện pháp cưỡng chế hành chính nhằm khắc phục hậu quả được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt hành chính khi xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.

Căn cứ Điều 30 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: Công trình xây dựng trái phép là công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng.

Cá nhân, tổ chức vi phạm phải tháo đỡ công trình xây dựng trái phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành. Mọi chỉ phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế do cá nhân, tổ chức vi phạm chịu.

Biện pháp này thường được áp dụng đối với chủ đầu tư hoặc chủ công trình, cá nhân, tổ chức có hành vi xây dựng công trình trên đất lấn chiếm; xây dựng công trình sai diện tích xây dựng theo thiết kế được duyệt, đã được quy định trong giấy phép xây dựng, xây dựng công trình sai về chỉ giới xây dựng, chiều cao tầng, số tầng, kiến trúc mặt nhà đường phố so với giấy phép xây dựng; xây dựng công trình vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống cung cấp năng lượng, đê điều, khu vực bảo vệ các công trình quốc phòng, an ninh, khu di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng.

Trường hợp bị buộc tháo dỡ công trình xây dựng

Quy định về tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
Quy định về tháo dỡ công trình xây dựng trái phép

Theo Điểm c Khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về các trường hợp bị buộc tháo dỡ công trình khi vi phạm về xây dựng như sau:

  • Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn
  • Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới
  • Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng
  • Xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
  • Xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt
  • Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung
  • Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính ở trên
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính do các hành vi vi phạm phía trên mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự 

Thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép

Căn cứ Nghị định 16/2022/NĐ-CP, thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép thuộc về:

  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng và Thanh tra Bộ Xây dựng;
  • Chánh thanh tra Sở Xây dựng, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng;
  • Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh.

Quy trình buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép

Căn cứ quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định số 16/2022/NĐ-CP và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP; quy trình buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép:

– Khi phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính lập 02 bản trong đó 01 bản giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm. Trường hợp vi phạm không thuộc hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt;

– Người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh hành vi vi phạm;

– Người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó nêu rõ biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng là buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và các cơ quan liên quan quyết định xử phạt để thi hành;

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trừ trường hợp quyết định có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày;

– Nếu tổ chức, cá nhân không tự nguyện tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trong thời hạn trên; người có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định vi phạm hành chính.

Gửi ngay quyết định cưỡng chế cho cá nhân, tổ chức vi phạm và các cá nhân, tổ chức liên quan (ở đây là Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi tiến hành việc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép)

Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành.

Khi thực hiện cưỡng chế phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.

Nhà xây dựng trái phép không bị tháo dỡ nếu đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP thì các trường hợp xây dựng sai nội dung trên Giấy phép xây dựng, xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng mà theo quy định bắt buộc phải có giấy phép xây dựng hoặc xây dựng nhà sai thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xây sai quy hoạch xây dựng nếu thuộc 06 trường hợp được quy định thì vẫn được nộp lại số lợi bất chính để được cấp giấy phép hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng, thay vì phải tháo dỡ. Cụ thể các trường hợp đó như sau:

– Vi phạm xảy ra từ 4/1/2008 và kết thúc trước ngày 15/1/2018 nhưng sau ngày 15/1/2018 mới bị phát hiện hoặc bị phát hiện trước ngày 15/1/2018 và đã có một trong các văn bản như: biên bản vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

– Không vi phạm chỉ giới xây dựng;

– Không gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận;

– Không có tranh chấp xảy ra với nhà ở được xây dựng;

– Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;

– Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Khuyến nghị:

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư Huế, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề pháp lý, đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy định về tháo dỡ công trình xây dựng trái phép” đã được Luật Sư Huế giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư Huế chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thành lập hộ kinh doanh Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

  • Dịch vụ tư vấn thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất tại Huế năm 2022
  • Dịch vụ nhận nuôi con nuôi tại Huế nhanh chóng, trọn gói năm 2022
  • Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Huế uy tín năm 2022

Câu hỏi thường gặp

Cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép khi nào?

Theo quy định khi xây dựng trái phép mà bị buộc phải tháo dỡ công trình thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm buộc phá dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định.
Tổ chức, cá nhân không thực hiện biện pháp buộc phá dỡ theo quy định thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Xây mái nhà vượt ra người đường ở trên cao có bị buộc tháo dỡ không?

Theo Điểm c Khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về các trường hợp bị buộc tháo dỡ công trình khi vi phạm về xây dựng như sau:
-Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn
-Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới
-Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng
-Xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
-Xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt
-Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung
-Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính ở trên
-Đã bị xử phạt vi phạm hành chính do các hành vi vi phạm phía trên mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự 
Như vậy việc xây mái nhà vượt ra đường chính là xây dựng lấn chiếm không gian của khu vực chung chính vì vậy người xây dựng có thể bị buộc tháo dỡ phần mái nhà vi phạm vượt quá diện tích đất của họ.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Quy định về tháo dỡ công trình xây dựng trái phépQuy trình tháo dỡ công trình xây dựng trái phépTháo dỡ công trình xây dựng trái phép là gìTrường hợp bị tháo dỡ công trình xây dựng trái phépXây dựng trái phép nhưng không bị buộc tháo dỡ
Share30Tweet19
Quách Ánh

Quách Ánh

Đề xuất cho bạn

Mẫu giấy xác nhận công tác tại cơ quan nhà nước

by Quách Ánh
28/11/2023
0
Mẫu giấy xác nhận công tác tại cơ quan nhà nước

Hiện nay khi đi ứng tuyển công việc mới, để chứng minh cho kinh nghiệm và thời gian làm việc tại một cơ sở nào đó thì nhà...

Read more

Mẫu đơn xin trợ cấp khó khăn cho học sinh

by Quách Ánh
28/11/2023
0
Mẫu đơn xin trợ cấp khó khăn cho học sinh

Học sinh là mầm non tương lai của đất nước do đó việc chăm lo cho chuyện học hành của học sinh luôn là một trong những vấn...

Read more

Mẫu hợp đồng thuê xe có tài xế

by Quách Ánh
24/11/2023
0
Mẫu hợp đồng thuê xe có tài xế

Trong thời điểm hiện nay việc di chuyển, đi lại của con người đã trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh việc tự điều khiển các phương tiện...

Read more

Quy định về Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

by Quách Ánh
30/11/2023
0
Quy định về Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Bên cạnh doanh nghiệp thì hộ kinh doanh cũng là một trong các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh phổ biến. Với doanh nghiệp thì thường...

Read more

Thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội được không?

by Quách Ánh
20/11/2023
0
Thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội được không?

Bảo hiểm xã hội là một trong các chính sách hỗ trợ cho người lao động trong đó pháp luật quy định các đối tượng sẽ bắt buộc...

Read more
Next Post
Dịch vụ trích lục thông tin sổ đỏ tại Huế

Dịch vụ trích lục thông tin sổ đỏ tại Huế

Please login to join discussion

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.